0985 799 788

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ </br>XÂY DỰNG DHA
  • Nền trang con

Lợi ích của các loại kính

Cập nhật: 29-05-2023 02:37:52 | Nhôm kính Hải Phòng | Lượt xem: 591

Những năm gần đây, ứng dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng trong thi công xây dựng được sử dụng rộng rãi trên thế giới lẫn Việt Nam

LỢI ÍCH CỦA CÁC LOẠI KÍNH

Kính Tiết Kiệm Năng Lượng Solar Control, Low-E, Phản Quang

Những năm gần đây, ứng dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng trong thi công xây dựng được sử dụng rộng rãi trên thế giới lẫn Việt Nam. Trong đó là sự ra đời của kính tiết kiệm năng lượng với các chức năng tối ưu hóa cho nhà ở hiện đại. Hiện nay, có nhiều loại kính tiết kiệm năng lượng nhưng nổi bật là có 3 dòng sản phẩm được sử dụng rộng rãi: kính Solar Control, kính Low – e và kính phản quang.

Chúng ta cùng DHAWINDOW tìm hiểu về 3 dòng kính trên:

I. Kính Solar Control

1. Nguyên lý, cấu tạo

– Kính Solar Control là dòng sản phẩm kính cản nhiệt, có khả năng kiểm soát tốt năng lượng bức xạ mặt trời. Kính Solar control được sản xuất bằng cách phủ một hệ thống nhiều lớp Metalic siêu mỏng lên trên bề mặt phôi kính trắng, giúp cho kính có thể cản được đến 65% năng lượng từ mặt trời, đồng thời có thể cản đến 99% tia UV truyền vào trong nhà, giúp không gian bên trong mát mẻ hơn, tiết kiệm năng lượng cho hệ thống điều hòa không khí.

CẤU TẠO CỦA KÍNH SOLAR CONTROL

– Kính Solar control có khả năng ngăn cản sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài để giữ trong căn phòng của bạn luôn ổn định ở nhiệt độ theo yêu cầu.

2. Thông số kỹ thuật của kính Solar Control
Kính Solar Control được sản xuất theo công nghệ của cộng hòa liên bang Đức. Kính Solar Control tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm nhiệt lượng từ bên ngoài vào trong nhà để giảm thiểu chi phí sử dụng cho điều hòa làm mát căn phòng. Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật của kính Solar Control.

Hệ số truyền sáng

41% – 50%

Độ truyền qua tia UV

≤ 21%

Hệ số hấp thụ mặt trời

30% – 36%

Độ truyền năng lượng mặt trời

< 27%

Hệ số U – Value

< 9 W/m2.K

Kết cấu kính

Sử dụng được dạng kính đơn lớp kính hộp và kính dán

Bảng thông số kỹ thuật kính Solar Control chi tiết

3. Các loại kính Solar Control

Kính Solar Control thường bao gồm hai loại chính đó là kính phủ cứng Solar Control và kính phủ mềm Solar Control. Hiện tại thì kính Control Solar có nhiều màu sắc đa dạng tùy thuộc vào nhà cung cấp nhưng 3 lựa chọn về màu sắc phổ biến cho khách hàng: Solar Control màu xanh biển, Solar Control màu xanh lá, Solar Control màu trung tính.

Các mẫu kính Solar Control

4. Lợi ích của kính Solar Control

– Truyền sáng đạt từ 30%- 50%, không gây ra cảm giác chói nắng, phù hợp với những vùng có số giờ nắng cao như Việt Nam.

– Khả năng ngăn cản năng lượng bức xạ mặt trời tới 79% giúp tiết kiệm đáng kể lượng điện năng trong vận hành máy điều hòa không khí làm mát trong phòng, vì các hệ thống này chỉ phải vận hành ở công suất thấp hơn.

– Ngăn tia cực tím có hại lên tới 80% giúp bảo vệ sức khỏe con người.

– Dòng kính Solar Control có thể sử dụng được kết cấu đơn (kính Low-E phải dùng kết cấu kính hộp), nên khả năng ứng dụng đa dạng hơn, đồng thời giảm được chi phí.

– Kính Solar Control sử dụng phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, đem lại giá trị sử dụng cao khi tối ưu giữa giá thành và hiệu quả sử dụng.

5. Những lưu ý khi sử dụng, lắp đặt kính Solar Control

– Vì có hệ số truyền sáng thấp nên ít lấy được ánh sáng tự nhiên

– Đối với kính phủ mềm, phải sử dụng ở những nơi cố định vì mặt phủ dễ bị trầy, xước, không thể gia công tôi uốn. Việc vệ sinh, bảo dưỡng kính cũng cần lưu ý tránh để bề mặt lớp phủ bị bào mòn.

– Khi lắp đặt để đảm bảo độ bền của lớp mặt phủ cũng như chức năng cản nhiệt cần lưu ý vị trí của mặt phủ khi lắp vào công trình.

• Với kính đơn, mặt phủ sẽ hướng vào không gian trong nhà.

• Với kính dán, mặt phủ phải hướng vào lớp film. Khi lắp vào công trình cần đảm bảo mặt phủ ở vị trí số 2 để có khả năng hạn chế tối đa bức xạ ánh sáng truyền vào nhà.

• Với kính hộp, mặt phủ phải hướng vào bên trong hộp và phải tiếp xúc với phần khí trơ. Khi lắp vào công trình mặt phủ phải ở vị trí số 2 để hạn chế bức xạ mặt trời truyền vào trong nhà.

Kính tiết kiệm năng lượng Solar Control loại kính dán, kính hộp, kính đơn

 

6. Phạm vi sử dụng

Kính Solar Control được sử dụng phổ biến: Vách mặt dựng các chung cư, trung tâm thương mại, biệt thự, nhà ở,… Lượng ánh sáng tự nhiên chiếu vào phòng thông qua hệ thống kính phủ Solar thấp không gây ra cảm giác chói nắng, rất phù hợp với những vùng khí hậu nắng nóng, nhiệt đới gió mùa có số giờ nắng cao như Việt Nam.

Kính Solar Control mang lại sự sang trọng và tính thẩm mỹ cao

Kính Solar Control giúp các căn hộ Ecolife Capital tiết kiệm điện

 

II. Kính Low – E là gì ?

1. Nguyên lý, cấu tạo

Kính cản nhiệt Low – e (viết tắt của Low – Energy) được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhập khẩu từ CHLB Đức. Bằng phương pháp phủ mềm trong môi trường chân không cao, bề mặt tấm kính được phủ lên một lớp Bạc và nhiều lớp kim loại siêu mỏng có tính năng phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng chậm và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt. Vào mùa đông, kính Low-E với hệ số dẫn nhiệt thấp U – Value <1.3W/m2.K sẽ giúp chặn hơi ấm bên trong nhà không truyền ra môi trường bên ngoài, giúp cho nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp. Vào mùa hè, kính Low-E sẽ giúp chặn sức nóng của mặt trời lên đến 75% và 99% tia UV truyền vào trong nhà.

Cấu tạo hóa học của kính Low – e

Loại kính phủ này được thiết kế với mục tiêu ngăn cản sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong hay từ trong ra ngoài, giữ cho căn phòng luôn ở nhiệt độ ổn định, giúp giảm năng lượng cho hệ thống làm mát vào mùa hè và hệ thống sưởi ấm vào mùa đông.

Cấu tạo hóa học của kính Low – e

2. Thông số kỹ thuật kính Low – e

Kính Low – E được sản xuất theo công nghệ của cộng hòa liên bang Đức. Đã được phát triển để giảm thiểu tốt nhất lượng tia cực tím và ánh sáng có thể đi qua kính mà không gây ảnh hưởng đến lượng ánh sáng nhìn thấy truyền đi. Đây cũng là khẳng định về tính ưu việt và độ an toàn của sản phẩm. Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật của kính Low – e.

Kính tiết kiệm năng lượng Low e

 

Hệ số truyền sáng

60 -70%

Độ truyền qua tia UV

< 23%

Hệ số hấp thụ mặt trời

43% – 52%

Độ truyền năng lượng mặt trời

< 48%

Hệ số U – Value

< 1.4W/m2.K

Kết cấu kính

Sử dụng được dạng kính hộp và kính dán

Bảng thông số kỹ thuật kính Low – E

3. Các loại kính Low – e

Kính Low-e thường bao gồm hai loại chính đó là kính phủ cứng Low- e và kính phủ mềm Low-e.

a. Kính phủ cứng Low-E

Kính phủ cứng Low-E là loại kính được phủ lên mặt kính một loại hợp chất có tính năng kiểm soát tốt nhiệt lượng, sử dụng công nghệ nhiệt luyện (phủ cứng). Lớp phủ Low-E thụ động (lớp phủ cứng Low-E) được sản xuất bằng cách sử dụng quy trình nhiệt phân, tạo ra một lớp phủ nhiệt phân. Sau đó, lớp phủ được áp dụng trong khi nó đang được sản xuất trên dây chuyền nổi, làm cho lớp phủ “hợp nhất” với bề mặt kính nóng. Sự hợp nhất này tạo ra một liên kết bền vững, thành phẩm kính Low-E phủ cứng là một lớp nguyên tấm.

Công dụng và tính năng của kính phủ cứng Low-E:

• Độ phản chiếu ánh sáng ở mức vừa phải.

• Mức độ thấu quang tối đa.

• Giá cả hợp lý cho mọi sự lựa chọn.

• Phù hợp với mọi thiết kế kiến trúc và mục đích sử dụng.

• Độ bền mặt phủ cứng vĩnh viễn, có thể gia công, tôi uống dễ dàng.

• Sử dụng kính đơn để làm kính mờ ở mặt dựng.

• Chủng loại, màu sắc phong phú và đa dạng.

Nếu bạn sống ở nơi có khí hậu cực kỳ lạnh, kính Low-E cứng có thể là một lựa chọn cho bạn, vì nó cho phép một số năng lượng hồng ngoại sóng ngắn của mặt trời truyền qua kính. Điều này giúp sưởi ấm ngôi nhà của bạn vào mùa đông và cho phép kính phản xạ năng lượng nhiệt sóng dài của nội thất trở lại bên trong.

Kính Low – e phủ cứng được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Âu

 

b. Kính phủ mềm Low-E

Kính phủ mềm Low-E là loại kính được phủ lên mặt kính một loại hợp chất có tính năng kiểm soát nhiệt lượng tốt, sử dụng công nghệ điện giải trong chân không (phủ mềm). Lớp phủ mềm Low-E được sản xuất bằng quy trình lắng đọng hơi (MSVD), có nghĩa là lớp phủ được áp dụng cho kính cắt sẵn trong buồng chân không tại nhiệt độ phòng. Lớp phủ này, còn được gọi là “Lớp phủ Low-E kiểm soát năng lượng mặt trời”, cần được niêm phong trong một đơn vị kính cách nhiệt (IG) hoặc nhiều lớp. Lớp lông mềm có độ phát xạ thấp hơn và hiệu suất kiểm soát năng lượng mặt trời vượt trội. Lớp phủ này cung cấp khả năng kiểm soát năng lượng mặt trời hiệu suất cao nhất, thành phẩm kính Low-E phủ mềm là hai hay nhiều lớp.

Công dụng và tính năng của kính phủ mềm Low-E:

• Độ phản chiếu ánh sáng cao.

• Phù hợp cho mọi thiết kế kiến trúc.

• Giá thành hợp lý.

• Mặt phù mềm dễ trầy xước, không thể tôi uốn.

• Màu sắc, chủng loại đa dạng.

• Sử dụng kính đơn làm mờ ở mặt dựng với lớp phủ quay vào trọng.

• Hiệu năng tốt.
Nếu bạn sống ở vùng có khí hậu từ lạnh đến nóng thì kính Low-E phủ lớp mềm là tốt nhất, vì nó có khả năng chống tia cực tím tốt hơn và có giá trị U tổng thể tốt hơn. Lớp phủ Low-E mềm cũng phản xạ không khí ấm và mát trở lại phòng thay vì để nó thất thoát ra bên ngoài.

Vùng khí hậu nhiệt đới sử dụng phổ biến kính Low – e mềm

 

4. Lợi ích của kính Low – e

Low Emittance (hoặc Low E) là một lớp phủ không độc hại, không màu, mỏng như dao cạo được áp dụng cho kính cửa sổ để cải thiện hiệu quả năng lượng. Những cửa sổ này hoàn toàn an toàn và đang trở thành tiêu chuẩn cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả trong ngôi nhà hiện đại. Hãy cùng xem chi tiết những lợi ích mang lại của cửa kính Low-E là gì nhé.

• Nó tạo ra một lớp cách nhiệt giữa bên trong và bên ngoài của tòa nhà và ngăn cản sự trao đổi năng lượng giữa chúng. Do đó duy trì nhiệt độ mong muốn của phòng.

• Khi nhiệt lượng tỏa ra trong phòng ít hơn, chi phí điện năng cũng giảm.

• Kiểm soát năng lượng mặt trời kính low e ngăn chặn tia UV và do đó ngăn cản sự phai màu của đồ đạc.

• Nó cũng làm giảm độ chói của ánh sáng, do đó mang lại tầm nhìn thoải mái cho mắt.

• Kính low e điều khiển năng lượng mặt trời là loại kính tiết kiệm năng lượng, khi được sử dụng trong các công trình kiến trúc đại chúng như trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại, tòa nhà chọc trời, công trình thương mại, v.v. giúp giảm chi phí vận hành của kết cấu.

• Kính low e điều khiển năng lượng mặt trời có thể dễ dàng được sử dụng ở dạng kính cường lực, kính nhiều lớp, kính cường lực nhiệt và kính cách nhiệt.

• Đối với các nước nhiệt đới, loại kính này được sử dụng rộng rãi trong các mặt tiền, cửa ra vào, cửa sổ, vách ngăn, trung tâm thương mại, showroom, khách sạn, nhà hàng, v.v.

5. Những lưu ý khi sử dụng, lắp dựng kính Low – e

– Vì có những tính năng nổi trội và ưu việt nên kính Low – e có giá thành khá cao.

– Tùy thuộc vào khu vực thời tiết, khí hậu để đưa ra lựa chọn loại kính phù hợp nhất tránh tác dụng ngược.

– Đối với kính phủ mềm, phải sử dụng ở những nơi cố định vì mặt phủ dễ bị trầy, xước, không thể gia công tôi uốn.

– Khi lắp đặt để đảm bảo độ bền của lớp mặt phủ cũng như chức năng cản nhiệt và giảm truyền nhiệt cần lưu ý vị trí của mặt phủ khi lắp vào công trình.

• Với kính đơn, mặt phủ sẽ hướng vào không gian trong nhà, lớp phủ vị trí số 2

• Với kính dán, khi lắp vào công trình cần đảm bảo mặt phủ ở vị trí số 4 để có khả năng hạn chế tối đa lượng nhiệt phòng truyền ra ngoài.

• Với kính hộp, mặt phủ phải hướng vào bên trong hộp và phải tiếp xúc với phần khí trơ. Khi lắp vào công trình mặt phủ phải ở vị trí số 2 để hạn chế bức xạ mặt trời truyền vào trong nhà.

Kính tiết kiệm năng lượng Low e giải pháp chống nóng thông minh

 

6. Phạm vi sử dụng

Kính Low-e được sử dụng phổ biến ở các công trình: Mặt dựng, cửa sổ, vách kính mái che của các tòa nhà thương mại, văn phòng, khách sạn, trung tâm thời trang, thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa,… để giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt của các mảng tường phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Đặc biệt, với khí hậu ôn đới, hàn đới gió mùa thì kính Low-e là một trong những giải pháp tốt nhất về cả kinh tế và giữ được tính thẩm mỹ cao.

Kính Low – e sử dụng cho vách mặt dựng chung cư, cao tầng

 

III. Kính phản quang 

1. Nguyên lý, cấu tạo

Kính phản quang là loại kính phẳng được phủ lên bề mặt một lớp phản quang đặc biệt bằng ôxít kim loại. Lớp phản quang này có tác dụng ngăn cản, giảm sự truyền nhiệt dư thừa và độ chói sáng, cân bằng ánh sáng thông thường và ngăn chặn tia UV gây hại cho con người.

Nguyên lý hoạt động kính phản quang

 

2. Các loại kính phản quang

a. Phân loại theo công nghệ phủ lớp phản quang

– Kính phản quang phủ cứng bằng phương pháp phủ nhiệt: Trong quá trình luyện kính ở nhiệt độ cao khoảng 1200 độ C, kính được phủ một lớp hợp chất đặc biệt để tạo nên khả năng phản quang. Loại kính này có độ bền vĩnh viễn, có thể gia công cắt nhiệt hay uốn.

– Kính phản quang phủ mềm bằng phương pháp phủ chân không: Kính được phủ lên bề mặt một lớp hợp chất bằng phương pháp phủ chân không. Khác với kính phủ cứng thì bề mặt kính phủ chân không dễ trầy xước, bong tróc hơn. Loại kính này không thể gia công nhiệt hay cắt gọt như kính phủ nhiệt.

b. Phân loại theo loại kính phủ phản quang

– Kính dán an toàn phản quang: là loại kính dán an toàn được phủ thêm lớp phản quang trong khi dán kính.

– Kính cường lực phản quang: là loại kính cường lực được phủ thêm lớp phản quang trong quá trình sản xuất kính.

c. Phân loại theo cấu tạo và quy trình sản xuất

– Kính phản quang 1 chiều (phản quang 1 lớp): là loại kính dán 2 lớp, 1 lớp có phản quang và 1 lớp không có phản quang.

– Kính phản quang 2 chiều (phản quang 2 lớp): là loại kính dán có 2 mặt đều có phản quang.
3. Lợi ích của kính phản quang

Kính phản quang được các chuyên gia đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội:

• Khả năng phản nhiệt, giảm nhiệt độ tốt: giảm 40% nhiệt lượng từ bên ngoài vào, giảm 21% nhiệt lượng cho các tòa nhà cao tầng.

• Ngăn chặn các tia tử ngoại: khả năng phản xạ của kính giúp phản xạ lại các tia UV, giảm thiểu tia sáng có hại truyền qua kính.

• Tính thẩm mỹ cao: Loại kính này có nhiều màu sắc đa dạng khác nhau: xanh biển, xanh lá, màu ghi,… hay các màu khác tùy vào yêu cầu thiết kế đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người dùng

• Tính an toàn cao: Kính phản quang có thể được làm từ kính cường lực hay kính dán an toàn, điều năng làm tăng độ bền cũng như tính an toàn của kính được đảm bảo hơn rất nhiều.

4. Phạm vi sử dụng

Với khả năng bức xạ ánh sáng, giảm nhiệt và hấp thụ nhiệt lớn như vậy kính phản quang thường được dùng để giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt của các mảng tường phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời cụ thể như: Vách kính mặt tiền, mái kính phản quang, cửa đi, cửa sổ, …

Kính phản quang phủ cứng được sử dụng cho vách mặt dựng.

 

5. Những lưu ý khi sử dụng, lắp dựng kính phản quang

– Không nên để các vật dụng khác, đặc biệt là vật dụng dễ cháy ngay sát kính, nên tạo ra khoảng cách tối thiểu là 1000mm để kính có thể khuếch tán nhiệt.

– Không dán phim phản quang, đề can, hoặc giấy trang trí lên bề mặt vì nó sẽ gây mất thẩm mỹ và làm giảm tính khuếch tán.

– Không để điều hòa thổi trực tiếp lên bề mặt kính

– Khi vệ sinh kính không nên dùng hóa chất vì lớp quang trên bề mặt kính rất mỏng, dễ ăn mòn, bị mờ xước

– Ở những vị trí tiếp xúc trực tiếp nắng mưa nhiều cách lắp kính phản quang là nên sử dụng kính PQ cứng. Nhiều bạn thắc mắc “kính phản quang lắp mặt nào ra ngoài“.

– Chúng tôi cũng xin chia sẻ như sau: Thường chúng ta sẽ lắp mặt phản quang vào trong nhà, phía mặt không có phản quang quay ra ngoài để bảo về được lớp phản quang tốt hơn, tránh trầy xước, tránh bị phản ánh sáng về phía đối diện. Điều đó giúp việc sử dụng được bền lâu theo thời gian.

– Khi lắp đặt cửa nhôm kính thì hạn chế hoặc không nên sử dụng kính PQ mềm.

– Kính PQ là kính phải hấp thụ 1 lượng lớn nhiệt độ dư thừa vì vậy để đảm bảo kính được bền an toàn cho người sử dụng thì lên sử dụng kính cường lực phản quang, kính an toàn phản quang

IV. So sánh, kết luận giữa các loại kính tiết kiệm năng lượng

– Nhìn chung, 2 loại kính Low – e và Solar Control đều có khả năng cách nhiệt, giảm lượng tia UV, giảm chi phí làm mát và vẫn giữ được tính thẩm mỹ cao. Sau đây là sự so sánh tổng quan qua những thông số kỹ thuật của chúng.

– Đánh giá: Dựa trên thông số trên, hệ số truyền nhiệt kính Low – E thấp hơn kính Solar Control sẽ làm giảm sự thất thoát nhiệt tốt hơn, cùng với khả năng giữ nhiệt và làm ấm vào mùa đông tốt hơn nên thích hợp sử dụng ở vùng có khí hậu ôn đới (khí hậu lạnh). Còn với kính Solar control thì do không có lớp bạc trong lớp phủ nên loại kính này có thể được sử dụng là kính đơn – cường lực, kính dán, kính hộp đều được việc sử dụng linh hoạt, đa dạng hơn.

Thông số kỹ thuật của kính tiết kiệm năng lượng

 

– Cũng vì không có lớp bạc như với kính Low-e nên chi phí sử dụng kính solar control rẻ hơn so với kính low-e, tiết kiệm chi phí cho người dùng và phù hợp cho những vùng có khí hậu nóng.

– Bên cạnh đó, còn có kính phản quang có tác dụng hạn chế nguồn sáng (mang theo nguồn nhiệt) đi qua lớp kính. Nhưng kính phản quang khác 2 loại kính Solar Control và Low – e ở nguyên lý hoạt động của chúng.

– Ví dụ ta có 2 nguồn năng lượng có thể làm nóng lớp kính là ánh nắng mặt trời (quang năng) và sức nóng của môi trường xung quanh đến từ các vật sinh nhiệt (phi quang năng). Như vậy, ta sẽ cần 2 loại kính để giải quyết vấn đề này. Kính phản quang sẽ hữu dụng trong việc hạn chế ánh sáng mặt trời (quang năng), nhưng ko có nhiều tác dụng trong việc cản nguồn nhiệt đến từ những nguồn không phải là ánh sáng (phi quang năng). Kính Solar Control và Low – e thì ngược lại.

Kết luận

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn hiểu hơn về “kính tiết kiệm năng lượng là gì?”. Tùy vào điều kiện khí hậu khu vực đang sinh sống để chọn ra loại kính với các đặc tính phù hợp nhất cho nơi ở và công trình của bạn. Đây là sản phẩm đáp ứng theo xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng mới hiện nay. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn có cái nhìn khách quan hơn về nó và đưa ra lựa chọn chính xác cho ngôi nhà của mình.

 

Hãy liên hệ với ng ty DHAwindow ngay hôm nay để khám phá thêm về các sản phẩm cửa nhôm kính và được tư vấn chuyên nghiệp từ đội ngũ nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết đáp ứng mọi yêu cầu và mong muốn của khách hàng với sản phẩm chất lượng và dịch vụ tận tâm.

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG DHA - DHAWINDOW HẢI PHÒNG

ĐỊA CHỈ: 

Trụ sở chính: Thôn Trang Quan, xã An Đồng, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

Văn phòng giao dịch & nhà máy sản xuất: Số 741 Nguyễn Văn Linh, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.

HOTLINE: 0985 799 788 - 0225 6589 845

GMAIL: dhawindow@gmail.com

WEBSITE: http:\\dhawindow.com

PANPAGE: https://www.facebook.com/NhomlienkhoiDHAHaiPhong

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ DHAWINDOW - Designed by VinaWeb